Các tiêu chuẩn thiết bị nhà vệ sinh cơ bản giúp đảm bảo sức khỏe

Nhà vệ sinh là nơi sinh hoạt chung của mọi gia đình và là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hại. Trong đó, các thiết bị không đúng tiêu chuẩn chính là điểm ẩn nấp tốt nhất cho nấm mốc, vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy, bạn hãy tham khảo các tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh cơ bản sau của hutbephot94 để giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé!

tieu chuan thiet bi ve sinh 1
Các tiêu chuẩn đánh giá thiết bị vệ sinh cơ bản

Tiêu chuẩn về mặt ngoại quan

Khi đánh giá từ bên ngoài, các sản phẩm đều phải làm từ sứ và có một lớp tráng men phủ bên ngoài, độ láng bóng của sản phẩm tốt. Trên bề mặt, sản phẩm cũng không được xuất hiện các vết nứt hoặc vết xước. Bên cạnh đó, thiết bị vệ sinh cũng không được phạm phải những điểm khuyết tật sau:

+ Bọt khí: Mỗi loại đều phải bao gồm ít nhất 2 loại bọt khí gồm hở và kín. Trong đó, bọt khí hở chính là lỗ tròn hở nằm trên bề mặt của lớp tráng men. Còn những loại bọt khí còn lại như bọt khí kín, bọt khí dạng lõm hoặc bọt khí dạng lồi được thiết kế chìm dưới lớp tráng men.

+ Mỏng men: Lớp men có độ dày quá mỏng khiến phần xương bị lộ ra bên ngoài.

+ Chân kim: Chính là hiện tượng xuất hiện nhiều lỗ nhỏ nhìn tương tự như vết kim châm nằm trên bề mặt của lớp men, nhưng không sâu đến phần xương.

+ Nứt mộc: Các vết nứt không có sắc xuất hiện trên bề mặt của lớp tráng men, nhưng tách phần xương của thiết bị ra thành nhiều phần nhỏ.

+ Sôi men và rộp men: Bề mặt lớp men xuất hiện các điểm gồ ghề, lồi lõm hoặc các vết bị rỗ thành từng đám.

+ Bong men: Lớp men tráng xuất hiện tình trạng bong tróc toàn bộ hoặc 1 phần của thiết bị.

Tiêu chuẩn về mặt cơ vật lý

Đối với các tiêu chuẩn về mặt cơ vật lý của thiết bị vệ sinh sẽ có những tiêu chuẩn sau:

tieu chuan thiet bi ve sinh 2
Tiêu chuẩn của các thiết bị sử dụng trong nhà vệ sinh
  • Độ hút nước: Phải đảm bảo không được vượt quá 0.5%.
  • Độ cứng của bề mặt lớp men: Tối thiểu phải đạt 5 tính theo thang đo Mohs.
  • Độ thấm mực: Tối đa không vượt quá 1mm.
  • Khả năng chịu tải: Với chậu rửa tối thiểu phải đạt 1.5 kN và đối với bồn cầu tối thiểu phải đạt 3 kN.
  • Thiết bị vệ sinh phải đạt đủ tiêu chuẩn về độ bền hóa, độ bền rạn men và độ bền khi chịu nhiệt của lớp tráng men.

Tiêu chuẩn đối với tính năng

Thiết bị vệ sinh không chỉ đẹp, còn phải đảm bảo sở hữu đủ các tính năng cơ bản theo tiêu chuẩn riêng từng loại. Mỗi loại sẽ có quy định như sau đối với bồn cầu và chậu rửa.

Đối với bồn cầu

Tiêu chuẩn tính năng của bồn cầu sẽ được phân thành 2 loại riêng theo từng kiểu dáng thiết kế, bao gồm:

  • Bồn cầu xổm.
  • Bồn cầu bệt.
tieu chuan thiet bi ve sinh 2
Tiêu chuẩn bồn cầu nhà vệ sinh chất lượng và tốt cho sức khỏe

Bồn cầu xổm

  • Độ thoát và xả bằng bi nhựa: Tối thiểu phải đạt 90°.
  • Độ thoát và xả bằng giấy vệ sinh: Phải đạt đúng yêu cầu kiểm định.
  • Khả năng thoát nước của thiết bị: Không xuất hiện tình trạng đọng nước.

Bồn cầu bệt

Với các tiêu chuẩn cơ bản như độ rộng xi phông, độ thoát và xả bằng giấy vệ sinh, khả năng bắn nước và khả năng làm sạch cần phải đạt yêu cầu khi kiểm định. Bên cạnh đó, các tính năng của bồn cầu bệt cần tuân thủ đúng các tiêu chuẩn sau:

  • Độ xả và thoát qua bi nhựa: Tối thiểu phải đạt 90%.
  • Tốc độ chảy nước của thiết bị từ két bồn cầu: Thấp nhất phải bằng 2.5l/s.
  • Mực nước trong xi phông: Ít nhất phải đạt 40mm.
  • Không được xuất hiện tình trạng rò rỉ nước hoặc khí.

Đối với chậu rửa

Các tiêu chuẩn đều tương tự như những thiết bị vệ sinh khác, nhưng không được để xuất hiện tình trạng khuyết tật đối với xương và men tráng trên BMLV và BMC. Còn những lỗi khác nếu quá nhỏ sẽ tính là không lỗi và đi kèm theo 2 tiêu chuẩn về tính năng sau:

tieu chuan thiet bi ve sinh 1
Tiêu chuẩn đối với chậu rửa trong nhà vệ sinh
  • Lỗ chảy tràn bắt buộc phải thấp mức thấp nhất của mặt chậu tối khoảng 10mm.
  • Tốc độ chảy tràn tối thiểu phải đạt 0.2l/s.

Một vài thuật ngữ thường gặp liên quan đến tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh

Trong các bản báo cáo về đánh giá tiêu chuẩn của  thiết bị vệ sinh, bạn có thể bắt gặp một vài thuật ngữ viết tắt sau:

  • BMLV (Bề mặt làm việc): Là phần bề mặt sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước trong suốt quá trình hoạt động của thiết bị vệ sinh.
  • BMLR (Bề mặt lắp ráp): Thường bị người tiêu dùng nhầm lẫn với phần bề mặt khuất của sản phẩm. Trên thực tế, bề mặt lắp ráp là phần sẽ tiếp xúc trực tiếp với sàn, nền, tường, hoặc giá treo sau khi lắp ráp thiết bị hoàn tất.
  • BMK (Bề mặt khuất): Là phần khuất của sản phẩm và người dùng không thể nhìn thấy được khi sử dụng thiết bị vệ sinh, nhất là các bề mặt khuất không có lớp tráng men.
  • BMC (Bề mặt chính): Phần có thể nhìn thấy của thiết bị vệ sinh khi sử dụng.

Trên đây là các tiêu chuẩn thiết bị vệ sinh cơ bản được hutbephot94 chia sẻ đến các bạn đọc. Sử dụng thiết bị chất lượng giúp nhà vệ sinh của bạn luôn sạch sẽ và thoáng mát. Nếu bạn đọc cần thêm thông tin tư vấn hoặc dịch vụ làm sạch nhà vệ sinh, liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0886 11 33 22.

Vũ Chí Thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Protected with IP Blacklist CloudIP Blacklist Cloud

Call Now

Contact Me on Zalo