Các biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hữu hiệu nhất

Thấm dột nhà vệ sinh là tình trạng chung mà nhiều gia đình hiện nay rất dễ gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau, lỗi kỹ thuật lắp đặt hoặc do thời gian sử dụng lâu. Và nếu gia đình bạn đang gặp phải tình trạng trên, thì cần phải thực hiện các biện pháp chống thấm nhất định. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn một số biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hữu hiệu mà bạn có thể áp dụng cho gia đình mình.

Chống thấm nhà vệ sinh là gì?

Chống thấm nhà vệ sinh là công đoạn sử dụng một biện pháp để chống nước mưa, nước ngầm thấm vào tường, trần và sàn nhà trong không gian phòng vệ sinh. Bởi đây là vị trí thường xuyên xảy ra hiện tượng thấm dột do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Nếu không nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời, sẽ thất thoát một lượng lớn chi phí, đồng thời gây mất mỹ quan, tường và trần nhà sẽ xuất hiện những vết ố vàng. Ngoài ra, sàn nhà luôn ngập nước, không khô thoáng là môi trường thuận lợi để sản sinh ra các loại vi khuẩn gây bệnh.

Thấm dột nhà vệ sinh là hiện tượng dễ xuất hiện trong gia đình

Thấm dột nhà vệ sinh là hiện tượng dễ xuất hiện trong gia đình

Cho nên chống thấm nhà vệ sinh là một việc hết sức quan trọng. Chúng sẽ thường sảy ra ngay khi công trình nhà ở vừa xây xong hoặc đã sử dụng trong một thời gian dài. Nếu tình trạng này để lâu sẽ có nhiều hệ lụy.

Dấu hiệu của thấm dột nhà vệ sinh

Người dùng có thể dễ dàng nhận biết tình trạng thấm dột nhà vệ sinh nhà mình thông qua những dấu hiệu. Cụ thể như sau:

  • Nhà vệ sinh xuất hiện mùi hôi, mốc nhưng lại không bị mốc, đó là do phần cổ ống của bồn vệ sinh đã bị hở ở một vị trí nào đó. Tình trạng này vẫn còn nhẹ nên chưa xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng.
  • Trần nhà, tường nhà bắt đầu có những vết loang lổ, ẩm mốc, nước ngấm vào tưởng ở khắp nơi, qua nhiều ngày vẫn không hết dù trời không mưa.
  • Gạch sàn của nhà vệ sinh bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, giữa các viên gạch có vết nứt, khe hở, nứt gạch.
  • Một số thiết bị trong nhà tắm như vòi nước, vòi hoa sen, bồn tắm, bồm cầu rò rỉ nước, ẩm mốc,…

Nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh

Như đã nói có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên thấm dột nhà vệ sinh. Dưới đây là một số những lý do chủ yếu thường gặp nhất :

Nhà vệ sinh thường được đặt chung tường hoặc dưới gầm cầu thang cạnh nhà bếp. Đây chính là nơi gần nhất với hệ thống đường ống cấp nước của gia đình. Do đó nhà vệ sinh là nơi thường xuyên bị ngấm nước xuyên tường, xuyên sàn do rò rỉ và nhiều lý do khác tác động vào.

Nhà vệ sinh là nơi thường xuyên có những hoạt động liên quan đến nước, tắm rửa, vệ sinh cá nhân,… Nước thoát ra nhiều không kịp chảy xuống đường ống sẽ ngấm ngược lại tường, và sàn nhà.

Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy khác nhau

Tình trạng này gây ra nhiều hệ lụy khác nhau

Do thời tiết khí hậu Việt Nam, mưa lượng lớn, mưa nhiều ngày không dứt khiến cho nước mưa nhanh chóng ngấm vào tường, độ ẩm cao lại không có khả năng bốc hơi. Đó chính là một phần nguyên nhân khiến trần tường nhà vệ sinh thường xuyên bị ẩm, mốc,… Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm các loại bột thông bồn cầu tại https://hutbephot94.com/cac-loai-bot-thong-bon-cau/

Công trình nhà ở khi xây dựng xong nhưng không thực hiện bước kiểm tra và chống thấm ngay từ đầu. Hoặc đã xử lý nhưng không cẩn thận để sót vị trí hoặc hiệu quả không cao.

Thiết bị vệ sinh trong nhà tắm bắt đầu xuống cấp, rò rỉ nước, lắp đặt bồn cầu sai vị trí, hoặc hệ thống thoát nước, cung cấp nước bị rò rỉ ở bên trong tường. Tất cả những lý do này đều khiến nước thoát ra ngoài và thấm ngược lại tường.

Sử dụng gạch lát sàn không chất lượng, trong quá trình thi công không chú ý  tạo ra những khe hở ở giữ các viên gạch, khiến chúng bị cong vênh. Nước sẽ thấm vào khe hở này và làm sàn nhà luôn ướt, không khô thoáng.

Thi công chống thấm nhà vệ sinh ẩu, không kiểm tra lại hiệu quả sau cùng. Điều này khiến nhà vệ sinh dễ phát sinh lỗi cũng như nhanh xuống cấp hơn.

Hậu quả gây thấm dột nhà vệ sinh

Việc thấm dột nhà vệ sinh sẽ mang đến rất nhiều hậu quả khác nhau, chủ yếu là gây bất lợi cho những thành viên trong gia đình trong công việc sinh hoạt. Ngoài ra còn gây ra những hệ lụy khác nhau như:

  • Nhà vệ sinh thường xuyên có mùi hôi, khó chịu, ẩm mốc, rêu xanh và những vết loang lổ ở khắp nơi gấy mất tính thẩm mỹ.
  • Đây còn là nguyên nhân trực tiếp tạo nên môi trường thuận lợi sản sinh ra các loại vi khuẩn gây bệnh cho các thành viên trong gia đình.
  • Phá hủy kết cấu nền bê tông và cấu trúc kỹ thuật của ngôi nhà, còn gây trơn trượt, ướt khi dùng nhà vệ sinh. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
  • Nguồn nước thấm vào tường nhà, ngấm vào hệ thống kĩ thuật, mạng điện của gia đình, gây chập cháy và nhiều hậu quả khác.

Biện pháp chống thấm nhà vệ sinh hữu hiệu nhất

Hiện nay có rất nhiều biện pháp khác nhau để chống thấm nhà vệ sinh một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến, hiện đại và được ứng dụng rất nhiều đồng thời hiệu quả lâu dài, độ bền cao.

Có nhiều biện pháp khác nhau để chống thấm dột nhà vệ sinh

Có nhiều biện pháp khác nhau để chống thấm dột nhà vệ sinh

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika

Sika là một trong những chất liệu chống thấm được sử nhiều nhất hiện nay, không chỉ có giá thành phù hợp mà chất lượng công trình còn rất tốt, hiệu quả cao. Ngoài ra chất liệu Sika còn trộn nhanh, dễ dàng thi công và khả năng ngăn nước thấm qua vô cùng hiệu quả.

Các thành phần cần chuẩn bị như sau: Sikadur 732 (chất kết nối gốc nhựa Epoxy), Sikagrout 214-11, Sikaflex construction AP, Sika Primer 3, Sikaproof Membrane, Sika Latex. Ngoài ra chuẩn bị một số những thiết bị khác như cọ lắn, máy khuấy sơn, máy thổi, máy hút bụi,… Quy trình thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng chất liệu Sika như sau:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công, dọn sạch rác, với công trình mới hoàn thiện thì thi công chất liệu Sika sẽ tiết kiệm và hiệu quả cao. Còn với những công trình cũ, bạn cần tháo dỡ những thiết bị đã từng lắp đặt.

Biện pháp chống thấm bằng chất liệu Sika

Biện pháp chống thấm bằng chất liệu Sika

Bước 2: Tiến hành chống thấm nhà vệ sinh. Khi bề mặt đã được làm sạch và khô, phủ chất kết nối Sikadur 732 lên đầu tiên, rồi đến Sikagrout 214 -11. Thi công tiếp lớp sơn Sika Primer 3 và bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh sau đó để qua một đêm. Tiếp đến lần lượt sơn thêm 2 – 3 lớp sơn còn lại lên bề mặt thi công để chắc chắn không còn vết hở để chống thấm nước hoàn toàn.

Bước 3: Tiến hành nghiệm thu công trình, sau 24h khi đã hoàn thiện. Và cuối cùng láng thêm một lớp vữa nữa lên bề  mặt để đảm bảo hiệu quả cuối cùng.

Cách chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất bằng màng chống thấm

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh thứ hai được nhiều người lựa chọn chính là sử dụng màng chống thấm. Với cách thức này, tiến độ thi công nhanh hơn, không bị chịu ảnh hưởng do thời tiết, hiệu quả cao lớp nhờ lớp màng chống thấm dày 3 – 5mm.

Độ bền của những công trình này nếu đảm bảo đúng yêu cầu thi công có thể lên tới hàng chục năm. Một số vật dụng cần chuẩn bị: màng Bitum, Primer, đèn khò khí gas, cọ sắt, chổi lăn,… Các bước thực hiện:

Bước 1: Tiến hành vệ sinh bề mặt cần thi công, đảm bảo không còn dầu mỡ, bụi bẩn, những vị trí lỗi, lõm cần phải san phẳng.

Phương pháp dùng màng chống thấm

Phương pháp dùng màng chống thấm

Bước 2: Tiến hành chống thấm bằng phương pháp sử dụng màng chống thấm. Bạn dùng đèn khò để làm nóng bề mặt, quét một lớp Primer lên trên. Dùng tiếp máy khò để đốt lên tấm màng nhựa Bitum dính lên trên bề mặt, nên nhớ là đốt đến đâu dán lên sàn lúc đó. Dán thật kỹ không để hở bất cứ vị trí nào, đảm bảo không còn kẽ hở nào để thấm nước. Sau khi đã dán xong toàn bộ bề mặt, tiến hành trát xi măng lên trên lớp màng này để cố định và chắc chắn.

Bước 3: Tiến hành nghiệm thu và kiểm tra công trình sau 24h để chắc chắn hiệu quả mang lại.

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Sử dụng sơn chống thấm có thời gian thi công rất nhanh, không phải khò, không độc hại lại không chứa chì và thủy ngân. Nhờ vào đó, độ bền của công trình thi công rất cao, chịu được độ mài mòn và dưới mọi tác nhân từ bên ngoài. Bạn cần chuẩn bị sơn hoặc các loại dung dịch chống thấm. máy trộn xi măng, bê tông, cọ sắt, lăn,… Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Tiến hành vệ sinh bề mặt cần thi công, đảm bảo không còn dầu mỡ, bụi bẩn, những vị trí lỗi, lõm cần phải san phẳng.

Bước 2: Tiến hành chống thấm bằng sơn chống thấm. Trộn một lớp cát, xi măng cùng hỗn hợp sơn chống thấm theo hướng dẫn, khuấy đều. Sau đó dùng bay, cọ lăn để lăn đều lên bề mặt thấm dột, những vị trí khúc khuỷu cần bôi thật kỹ. Đồng thời bôi một lớp lên trên sau 2 – 3 giờ thì thêm một lớp nữa. Cứ thế sơn làm 3 lớp để chắc chắn các vị trí không bị hở ở bất kì đâu.

Bước 3: Tiến hành nghiệm thu và kiểm tra công trình sau 24h để chắc chắn hiệu quả mang lại.

Xem thêm bài viết về các loại thuốc thông bồn cầu tốt nhất nhé.

Phương pháp dùng sơn chống thấm

Phương pháp dùng sơn chống thấm

Dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh chuyên nghiệp 

Hiện nay hầu hết các gia đình khi gặp tình trạng thấm, dột nhà vệ sinh đều lựa chọn cách tìm đến những đơn vị nhận dịch vụ thi công. Việc này vừa đảm bảo chất lượng công trình, thời gian thi công nhanh, lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra bạn sẽ được đảm bảo:

  • Đảm bảo chất lượng công trình là tốt nhất, hiệu quả cao, chống rỏ rỉ, thời gian sử dụng có thể kên tới hàng chục năm.
  • Quy trình làm việc bài bản, chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng tối đa.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, uy tín, giàu kinh nghiệm có nhiều năm trong nghề để đánh giá tình trạng công trình và nghiệm thu sau khi thi công.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp chống thấm nhà vệ sinh mà trang hutbephot94.com chia sẻ. Hi vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này cũng như biết cách giải quyết khi gặp tình trạng trên.

Vũ Chí Thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Contact Me on Zalo