Bể phốt là gì? Cấu tạo của bể phốt và nguyên lý hoạt động

Bể phốt là một trong những công trình không thể thiếu khi xây dựng nhà ở, quán ăn, nhà hàng… hiện nay. Bể phốt có công dụng bảo vệ môi trường đồng thời giúp không gian sống thêm trong lành, sạch đẹp. Vậy! cấu tạo của bể phốt ra sao? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin cần thiết về bể phốt trong bài việt ngay sau đây.

Bể phốt là gì?

Bể phốt là nơi chứa chất thải từ bồn cầu

Bể phốt là nơi chứa chất thải từ bồn cầu

Bể phốt còn có tên gọi khác của loại bể tự hoại, hầm tiêu phân, hầm cầu…. Đây là công trình không thể thiếu trong xây dựng nhà ở, quán ăn, khách sạn, chăn nuôi… Tóm lại, trong đời sống hiện đại, ở đâu có xây dựng khu vệ sinh hoặc chứa phân thải hữu cơ trong chăn nuôi đều cần phải xây dựng bể phốt để xử lý. Tham khảo bài viết hút bể phốt hutbephot94.com để xem các loại bột thông bồn cầu nhé.

Bể phốt được xây dựng âm dưới lòng đất, là nơi chứa chất thải từ phân và nước tiểu từ bồn cầu xuống thông qua ống dẫn. Tại bể phốt, chất thải được phân hủy khiến chúng giảm tải trọng đồng thời sẽ loại bỏ mùi hôi trước khi ra ngoài môi trường thông qua quá trình thông hút hầm cầu. Vì thế cần phải xây bể phốt đúng tiêu chuẩn quy định để đảm bảo đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

Cấu tạo bể phốt

Có hai loại bể phốt thường dùng: Bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn. Tùy theo loại mà cấu tạo của bể phốt có sự khác nhau.

Cấu tạo bể phốt 2 ngăn

Sơ đồ cấu tạo bể phốt 2 ngăn

Sơ đồ bể phốt 2 ngăn

Trên thị trường, loại bể phốt 2 ngăn không nhiều. Cấu tạo sơ đồ bể phốt 2 ngăn cũng khá đơn giản, gồm 2 ngăn: Một ngăn chứa chất thải và một ngăn lắng.

  • Ngăn chứa: Chất thải từ bồn cầu đổ xuống hội tụ tại ngăn chứa và tiến hành quá trình phân hủy thành bùn.
  • Ngăn lắng: Những chất không thể phân hủy ở ngăn chứa sẽ được lưu giữ tại ngăn lắng.

Loại bể phốt này không có ngăn lọc chính vì vậy mà hiệu quả lọc thải không cao. Loại bể phốt 2 ngăn được đánh giá là không thân thiện với môi trường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến loại bể phốt này đang dần được thay thế bởi loại bể phốt 3 ngăn.

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Sơ đồ cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Sơ đồ cấu tạo bể phốt 3 ngăn

Bể phốt 3 ngăn là loại bể phốt thông dụng hiện nay. Ngoài ngăn chứa và ngăn lắng giống với bể phốt 2 ngăn, loại bể phốt 3 ngăn còn có thêm ngăn lọc. Công dụng của mỗi ngăn như sau:

  • Ngăn chứa: Đây là ngăn có diện tích lớn nhất trong toàn bộ tổng diện tích bể phốt. Diện tích của ngăn chứa thường chiếm ½ bể phốt. Chúng là nơi chứa chất thải trực tiếp từ bồn cầu. Sau khi chất thải hội tụ tại ngăn chứa một thời gian dài chúng sẽ biến thành bùn nhờ quá trình phân hủy. Tuy nhiên chúng vẫn còn rất nhiều chất không thể phân hủy được như tóc, nhựa, nilon…
  • Ngăn lắng: Chúng có nhiệm vụ tiếp thu những chất thải khó phân hủy như nilon, nhựa… từ ngăn chứa. Những chất thải không thể phân hủy này sẽ lắng cặn xuống tận đáy của ngăn lắng. Ngăn lắng chiếm ¼ diện tích của bể phốt.
  • Ngăn lọc: Là nơi tiếp nhận chất thải từ ngăn lắng. Những chất thải được đưa đến và được giữ lại ở ngăn lọc, sau đó sẽ được thải ra môi trường bên ngoài xử lý. Thông thường, ngăn lọc sẽ chiếm khoảng một khoảng diện tích bằng ¼ của tổng diện tích bể phốt.

Tùy vào diện tích của bể phốt, cường độ hoạt động và cấu tạo của bể phốt để xác định thời gian thông hút chất thải trong bể phốt kịp thời. Việc làm này nhằm tránh tình trạng nắp cống gây mùi, ngập… ảnh hưởng đến sinh hoạt. Bên cạnh đó bạn có thể xem những dụng cụ thông cống tại nhà mà chúng tôi chia sẻ nhé.

Nguyên lý hoạt động của bể phốt

Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn

Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn

Hiện nay, đa phần người ta sử dụng loại bể phốt 3 ngăn để xử lý chất thải từ bồn cầu vì tính ưu việt vượt trội so với loại bể phốt 2 ngăn. Có thể hình dung nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn theo tuần tự như sau:

  • Đầu tiên: Chất thải sẽ từ bồn cầu chảy xuống ngăn chứa của bể phốt thông qua đường ống dẫn .
  • Bước 2: Tại ngăn chứa, chất thải sẽ tiến hành quá trình phân hủy nhờ các loại nấm men và vi khuẩn có lợi sống ở đây.  Những loại men và khuẩn này sẽ phân hủy các chất béo, xơ, đạm trong phân cùng nước tiểu… biến chúng trở thành dạng chất thải bùn. Quá trình này giúp giảm lượng chất thải ban đầu, đồng thời chúng cũng giảm thiểu mùi hôi từ chất thải.
  • Bước 3: Những vật thể như kim loại, tóc, nhựa, cao su… vô tình lọt xuống ngăn chứa sẽ không phân hủy được mà được đưa sang ngăn lắng. Tại ngăn lắng, các chất thải khó phân hủy khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tự chuyển thành dạng khí và thải ra ngoài. Những điều kiện khiến chất thải chuyển sang dạng khí gồm: Nhiệt độ, tải trọng của chất thải, lưu lượng nước thải, vi khuẩn sống tại bể…
  • Bước 4: Từ ngăn lắng các chất lơ lửng được chuyển sang ngăn lọc. Những chất thải lơ lửng này sẽ ở trong ngăn lọc một thời gian cho đến khi chúng lắng xuống đáy rồi mới đẩy phần nước ra bên ngoài.

Trên đây hutbephot94.com đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bể phốt là gì, đồng thời nêu được cấu tạo bể phốt và nguyên lý hoạt động của công trình vệ sinh này. Xây dựng bể phốt đúng chuẩn rất quan trọng, nó giúp bạn giữ gìn không gian sinh hoạt sạch sẽ, thoải mái. Ngoài ra, bể phốt góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường sống của con người.

Vũ Chí Thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Contact Me on Zalo