Đối với mỗi công trình xây dựng, việc chống thấm nhà vệ sinh luôn là mối quan tâm được đặt lên hàng đầu bởi nếu làm không tốt, nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của căn nhà. Bài viết dưới đây hãy cùng Hutbephot94 tìm hiểu kỹ hơn về cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đang rất được ưa chuộng.
Các nguyên nhân dễ gây thấm nhà vệ sinh
Khu vực nhà vệ sinh là khu vực cần nhiều kỹ thuật xây dựng nhất và cần được làm cẩn thận nhất. Đặc biệt, bộ phận sàn nhà vệ sinh còn là nơi tiếp xúc gần với các vị trí của đường ống, dây dẫn thông tầng, đường nóng lạnh, vòi, van,… nên thường xuyên gặp tình trạng bị ẩm ướt. Một vài nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh phổ biến có thể kể đến như:
- Sai kỹ thuật thi công và sử dụng vật liệu kém chất lượng: các kỹ thuật khi thi công nhà vệ sinh như cán nền không đạt đổ dốc tối thiểu khiến nước không thể thoát ra ngoài, không thực hiện các lớp bo cổ ống, góc cạnh, ống đâm xuyên hoặc làm sơ sài, ốp, lát gạch không đúng kỹ thuật, đan thép thưa không đạt tiêu chuẩn,… Ngoài ra, việc sử dụng các loại vật liệu không được bền hoặc không có độ bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu qua thời gian sử dụng sẽ không chịu được tác dụng của nước và gây thấm nước ra ngoài.
- Nứt sàn bê tông, tường ngăn, vách: nguyên nhân này chủ yếu do khi thợ thi công thực hiện đan thép không đúng tiêu chuẩn, chọn loại bê tông có chất lượng kém làm cho kết cấu bị lún.
- Không xử lý mạch ngừng bê tông: khâu chống thấm cho mạch ngừng bê tông được coi là khâu xử lý phức tạp và đòi hỏi nhiều công sức cũng như kỹ thuật thực hiện khó nhất trong các khâu khi làm nhà vệ sinh. Nếu không làm cẩn thận sẽ phải tốn thêm rất nhiều chi phí để xử lý mạch ngừng bê tông.
- Vỡ gạch lát nền, bong mạch chít gạch: điều này sẽ tạo ra các kẽ hở nhỏ tạo điều kiện thuận lợi để nước ngấm xuống sàn.
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika là gì?
Trong số khác phương pháp chống thấm nhà vệ sinh hiện nay, sử dụng Sika để chống thấm nhà vệ sinh được xem là phương pháp được đánh giá cao nhất với nhiều ưu điểm vượt trội. Các nhà thầu, chủ đầu tư hay đơn giản là các gia chủ khi thi công công trình đều cân nhắc lựa chọn Sika chống thấm sàn vệ sinh để thực hiện:
- Ngăn thấm tường nhà vệ sinh
- Chống thấm dột tại các vị trí ở dưới chân tường toilet
- Chống thấm sàn nhà vệ sinh
- Chống thấm tại cổ ống thoát nước sàn dưới nhà vệ sinh
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika mang lại cho bạn nhiều lựa chọn như Membrane, Late, Latex TH, 107,… Với 2 ưu điểm lớn là quy trình thực hiện đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao hơn, phương pháp chống thấm này đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng cho chủ đầu tư.
Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đúng cách
Tham khảo quy trình thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika của Hutbephot94:
Bước 1: Xử lý và vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công
- Đối với công trình mới hoàn thiện phần thô: trước tiên cần xử lý các khuyết điểm của sàn như lỗ hổng, bê tông thừa để đảm bảo độ phẳng bê tông của sàn đạt trên 90%. Sau đó, thợ thi công cần vệ sinh sàn: loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn trên sàn bằng các máy móc, dụng cụ chuyên dụng. Cuối cùng chúng ta tạo độ ẩm cho sàn bằng nước sạch sao cho đạt từ 5 đến 10%.
- Đối với công trình cũ: trước tiên, thợ thi công cần tháo dỡ toàn bộ các thiết bị đang được lắp đặt trong nhà vệ sinh. Dựa vào độ thấm và tổn hại mà quyết định xem có nên bóc lớp vỏ ngoài hay không rồi tiến hành vệ sinh mặt sàn.
Việc chuẩn bị này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ hiệu quả của quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika. Nên bạn cần thực hiện đầy đủ nhé!
Bước 2: Thực hiện chống thấm cổ ống xuyên sàn nhà vệ sinh bằng Sika
- Bắt đầu mở rộng phần tiếp xúc giữa cổng ống xuyên sàn với bê tông với diện tích khoảng 10mmx10mm đối với trường hợp ống nhựa đã được đặt trước. Trường hợp ống nhựa chưa được lắp đặt cần định vị ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới.
- Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn với nước sạch và tạo độ ẩm cho phần vừa mở rộng trước đó. Tạo hỗn hợp hồ dầu giữa Sika Latex và xi măng nước sạch theo đúng tiêu chuẩn để tạo phủ lên để tạo chất kết nối.
- Tiến hành đổ vữa không ngót bằng hỗn hợp giữa SikaGrout 214-11 và nước sạch xung quanh ống trong khi lớp kết nối vẫn còn dính.
- Bảo quản và theo dõi cẩn thận tình hình của hỗn hợp vừa đổ để chuyển sang các bước tiếp theo.
Bước 3: Trác và bo góc chân tường, sàn bê tông
Thực hiện trác và tô bo chân tường bằng hỗn hợp trộn giữa vữa và Sika Latex để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thấm chân tường bằng lưới gia cường ở bước sau.
Bước 4: Thi công chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika Latex TH
Sử dụng hỗn hợp nước, xi măng và Sika Latex theo tỷ lệ đúng quy định để thi công lớp lót. Lưu ý thi công lên chân tường từ 20 đến 40cm tùy theo độ cao của sàn tính từ sàn bê tông.
Bước 5: Thi công 3 lớp chống thấm sàn vệ sinh bằng Sika Membrain
- Đây là phần chính trong toàn bộ quy trình thực hiện chống thấm sàn nhà vệ sinh bằng Sika. Sử dụng lu lô hoặc cọ để thi công lớp thứ nhất bằng hỗn hợp Sika Membrain và nước theo tỷ lệ 1:1.
- Tiếp tục thi công lớp thứ hai và lưới thủy tinh gia cường sau khi lớp thứ nhất khô.
- Sử dụng lu lô hoặc cọ để thi công lớp cuối cùng sau khi lớp thứ hai khô bằng Sika Membrain nguyên chất.
Bước 6: Thử nước và nghiệm thu
Sau 24h thực hiện khi lớp chống thấm cuối cùng đã khô hoàn toàn, chúng ta bắt đầu ngâm nước nghiệm thu chất lượng. Sau khi nghiệm thu xong, thợ thi công chỉ cần cán nền bằng lớp vữa Sika Latex TH bảo vệ chống thấm là hoàn tất quá trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika.
Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika mà Hutbephot94 gửi đến các bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Hutbephot94 qua hotline 0886.11.33.22 để được giải đáp kịp thời.