Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật chuẩn mới nhất 

Xã hội đang ngày càng phát triển nên người khuyết tật luôn được quan tâm, hỗ trợ và nhận những ưu tiên đặc biệt trong mọi lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế trong các công trình vệ sinh cũng phải thiết kế sao cho đảm bảo an toàn, phù hợp nhất. Theo quyết định số 04/2012/ QĐ – BXD đã quy định rõ về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật cụ thể và rõ ràng. Vậy kích thước tiêu chuẩn này ra sao? Chi tiết như thế nào? Hãy cùng với hutbephot94 đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Kích thước nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật theo quy định

Là đối tượng phải chịu rất nhiều thiệt thòi và bất tiện trong cuộc sống mỗi ngày nên việc ưu tiên cũng là việc dễ hiểu. Vì vậy các công trình công cộng cần chú ý đặc biệt khi thiết kế do có những tiêu chuẩn riêng để phù hợp với họ. Nếu trường hợp nhà vệ sinh thiết kế lối đi thẳng cần rộng rãi để cho người ngồi xe lăn dễ dàng đi được. Cụ thể:

Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật theo quy định

Kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật theo quy định

  • Kích thước tối thiểu của nhà vệ sinh là 1900x1000mm với cửa mở ra vào và cửa mở vào trong là 2700mmx1000mm.
  • Nhà vệ sinh có 1 lối đi cho người đi xe lăn thì kích thước của phòng vệ sinh tối thiểu không được nhỏ hơn 1500x1450mm.
  • Nhà vệ sinh mà có lối vào song song để cho người khuyết tật lái xe lăn vào thì kích thước của phòng tối tiểu không được nhỏ hơn 1500 x 1450mm.

Trong đó diện tích trong của khu vực nhà vệ sinh sẽ tính luôn tất cả những vị trí cho thiết bị cần thiết điển hình như đường đi, tay vịn, hộp đựng giấy vệ sinh, khu vực sàn trống, một số vật dụng khác và khu di chuyển dành cho xe lăn.

Chi tiết tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Nhóm khuyết tật chiếm tỷ lệ cao gồm khuyết tật vận động, tứ chi, thân thể chiếm tỷ lệ cao. Vì thế họ di chuyển, đi lại chủ yếu trên phương tiện xe lăn nên các thiết kế trong phòng vệ sinh cũng như thiết bị vệ sinh cho người khuyết tật luôn đảm bảo đúng tiêu chuẩn sao cho thuận tiện nhất cho họ.

Tiêu chuẩn bệ xí người khuyết tật

Bệ xí hay bồn cầu cho người khuyết tật cần được thiết kế với chiều cao thấp hơn mức bình thường, tốt nhất cần đặt cách mặt sàn trong khoảng 400 – 450mm, cách phía sau tường nhà vệ sinh 760mm và khoảng cách đặt trục bệ xí tính đến mặt tường bên xa nhất tầm 460mm.

Tiêu chuẩn hộp đựng giấy vệ sinh

Hộp đựng giấy vệ sinh cho người khuyết tập cách mép bệ xí khoảng cách từ 180 – 230mm, cách mặt sàn tối thiểu 400mm và tối đa là 1200mm.

  • Nhà vệ sinh công cộng lắp hộp giấy vệ sinh ở phía bên tay vịn thì hộp giấy phải cách tay vịn kích thước tối thiểu là 40mm.
  • Nếu lắp ở phía trên của tay vịn thì hộp đựng giấy cách 1 khoảng nhỏ hơn 300mm

Tiêu chuẩn hộp đựng giấy vệ sinh

Tiêu chuẩn hộp đựng giấy vệ sinh

Chi tiết về phần tay vịn

Một vài đoạn đường dốc bắt buộc cần phải thiết kế tay vịn ở 2 bên đường dốc và bố trí ở chiều nghỉ của lối vào hành lang, các bậc. Tay vị từ điểm đầu và điểm cuối đường dốc cần kéo dài tối thiểu 300mm nữa.

  • Tay vịn được gắn chắc chắn với tường, dễ nắm và các chuyên gia khuyên dùng các loại tay vịn đường kính 25 – 50mm.
  • Tay vịn đặt cách sàn 900mm, với người ngồi xe lăn thì khoảng cách từ phía mặt sàn lên đến tay vịn là 750mm còn khoảng cách từ tay vịn đến tường tối thiểu 40mm.
  • Tay vịn nên có màu sắc tương phản cùng với màu tường
  • Trường hợp tay vịn bố trí 1 bên thì độ cao phía trên là  900mm, tay vịn dưới 650mm từ mặt sàn.
  • Tay vịn được đảm bảo chắc chắn, thiết kế từ vật liệu chất lượng cao, không được xoay trong các mối liên kết và có thể chịu được 110kg ở bất kỳ điểm nào.

Kích thước của tay vịn nhà vệ sinh

  • Xung quanh khu vực bệ xí nên lắp đặt tay vịn nằm ngang có chiều dài tối thiểu là 1000mm, cách tường phía sau 300mm, độ cao 900mm. Tay vịn nằm ngang mặt tường sau chiều dài tối thiểu 600mm và độ cao lắp là 900mm.
  • Tay vịn đứng thứ nhất bố trí cách mép trước bệ xí 300mm và cách trục 250mm
  • Tay vịn đứng thứ hai cách trục của bệ xí 450mm về phía tường, độ cao tính từ mặt sàn là 850 – 1300mm. Tay vịn thẳng đứng cũng nên bố trí từ mặt sàn cho đến trần.
  • Nếu nhà vệ sinh thiết kế bồn cầu thì phải có thêm cả tay vịn cho người khuyết tật với độ cao lắp tối tiểu dạng ngồi, gắn vào tượng và cách mặt sàn không lớn hơn 400mm.

Lưu ý đối với tất cả mọi phòng nhà vệ sinh phụ vụ cho người khuyết tật thì chúng cần có chiều dài từ 1400mm và chiều rộng 1400mm không cần lắp tay vịn thẳng đứng. Còn nếu như có tay vịn nằm ngang thì bẻ chéo một góc 300 và 450 với chiều dài 700mm và có lối đi cho người khuyết tật.

Kích thước của tay vịn

Kích thước của tay vịn

Tác dụng của thiết bị vệ sinh dành cho người khuyết tật

Khác với người bình thường thì người khuyết tật phải thực hiện quá trình vệ sinh theo nhu cầu cơ thể tương đối khó khăn. Nên hiện nay các hãng sản xuất thiết bị vệ sinh đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm dành riêng cho họ với tác dụng chính là: Hỗ trợ người khuyết tật thực hiện nhu cầu cá nhân dễ dàng hơn khi mà không có người thân ở bên cạnh giúp đỡ. Ngoài ra còn tạo sự an toàn, thoải mái và dễ chịu nhất mỗi khi dùng sản phẩm.

Như vậy chúng ta đã vừa tìm hiểu xong kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật cùng chi tiết một vài bộ phận chính cần phải có. Hy vọng rằng qua bài viết này thì bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích và hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mọi vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thì bạn hãy liên hệ với hutbephot94 qua số hotline 0886 11 33 22 để được hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả nhất nhé!

Vũ Chí Thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Contact Me on Zalo