Bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh đẹp và gọn trong các thiết kế dân dụng

Việc tham khảo mặt bằng nhà vệ sinh trước khi bắt đầu thiết kế nhà vệ sinh của mình mà không có điều kiện để thuê thêm kiến trúc sư là điều rất quan trọng. Nhằm thỏa mãn đầy đủ mọi công năng mà không gây ra quá nhiều phiền toái mỗi khi sử dụng thì gia chủ cần nghiên cứu cũng như thiết kế mặt bằng sao cho hợp lý nhất. Sau đây chính là tổng hợp một số bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh tùy thuộc theo diện tích dành cho khu vực này mà hutbephot94 muốn gửi đến cho bạn đọc, cùng tham khảo nhé!

Thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh tùy từng diện tích sử dụng

Tùy từng quỹ đất xây dựng nhà mà mặt bằng khu vực vệ sinh sẽ được bố trí sao cho phù hợp nhất. Với những quỹ đất chật hẹp thì nhà vệ sinh chỉ từ 1 – 2m². Còn với quỹ đất lớn hơn, bạn có thể dành ra 2 – 4m². Đối với khu biệt thự và căn hộ cao cấp, bạn có thể dành từ 4 – 10m² hoặc hơn để làm mặt bằng cho nhà vệ sinh.

Như vậy có thể thấy rằng từng quỹ đất khác nhau bạn sẽ có hướng thiết kế và bố trí khác nhau. Mục đích của cùng vẫn là đảm bảo khu vực này phát huy đầy đủ công năng sử dụng.

Mặt bằng bản vẽ thiết kế nhà vệ sinh với quỹ đất 1 – 2m²

Cuộc sống nơi đô thị ngày càng bị thu hẹp về diện tích sử dụng, từ phòng khách, phòng ăn cho đến phòng ngủ và nhà vệ sinh cũng không ngoại lệ. Những phòng vệ sinh có diện tích từ 1 – 2m² chẳng còn xa lạ với dân chung cư, ở trọ trên các thành phố lớn nữa. Vậy làm cách nào để thiết kế được mặt bằng nhà vệ sinh quỹ đất 1 – 2m² chính là một bài toán hết sức nam giải nhưng khá cấp bách.

Bình thường nhà vệ sinh nhỏ hay được gia chủ tận dụng ở dưới gầm cầu thang với trang bị nội thất cần thiết như bồn cầu, lavabo, sen tắm và vòi rửa. Dưới đây sẽ là các mặt bằng tham khảo cho nhà vệ sinh kích thước 2m².

Mặt bằng với quỹ đất 1 - 2m²

Mặt bằng với quỹ đất 1 – 2m²

Trong thiết kế này chỉ thể hiện được chi tiết bồn cầu và lavabo. Còn vòi rửa và sen tắm là chi tiết nhỏ nên không được đề cập ở mặt cắt nhà vệ sinh này. Một vài hình ảnh thực tế dành cho nhà vệ sinh siêu nhỏ có quỹ đất 1 – 2m² gồm:

Nhà vệ sinh nhỏ gọn với nội thất thiết yếu

Nhà vệ sinh nhỏ gọn với nội thất thiết yếu

Tận dụng không gian gầm cầu thang làm nhà vệ sinh 2m²

Tận dụng không gian gầm cầu thang làm nhà vệ sinh 2m²

Mặt bằng bố trí nhà vệ sinh với quỹ đất 2 – 4m²

Với quỹ đất 2 – 4m² thì gia chủ có thể thoải mái hơn trong việc thiết kế và bố trí mặt bằng cho nhà vệ sinh bằng việc thiết kế thêm cả bồn tắm đứng có vách kính hoặc sử dụng bồn tắm ngâm bên trong. Điển hình là 2 hình ví dụ minh họa sau:

Mặt bằng nhà vệ sinh sử dụng bồn tắm đứng có vách kính

Mặt bằng nhà vệ sinh sử dụng bồn tắm đứng có vách kính

Mặt bằng nhà vệ sinh sử dụng bồn tắm ngâm và massage

Mặt bằng nhà vệ sinh sử dụng bồn tắm ngâm và massage

Mặt bằng bố trí nhà vệ sinh với quỹ đất 4 – 10m²

Với một căn nhà vệ sinh không gian rộng từ 4 – 10m² thì bạn không cần phải quá lo lắng về kích thước cho nội thất nữa mà cần suy nghĩ xem cách bố trí mặt bằng sao cho hợp lý và hài hòa nhất với cấu trúc của căn nhà. Quan trọng là sắp xếp khoảng cách các vật phù hợp và cân đối. Hơn nữa việc đặt nội thất bên trong gần hay xa tùy thuộc vào cả thói quen sử dụng của mỗi gia đình. Tuy nhiên thứ tự ưu tiên hay thấy nhất là bồn cầu – lavabo – bồn tắm.

Mặt bằng với quỹ đất 4 - 10m²

Mặt bằng với quỹ đất 4 – 10m²

Đáng chú ý, với không gian nhà vệ sinh tích hợp nhà tắm rộng lớn này thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng bồn tắm hay phòng xông hơi đa năng để phục vụ tất cả cho việc chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Sau đây là hình ảnh thực tế mà gia chủ có thể tham khảo và áp dụng theo.

Sử dụng cây hoặc đá sỏi để làm nền cho gần gũi với thiên nhiên mẫu 01

Sử dụng cây hoặc đá sỏi để làm nền cho gần gũi với thiên nhiên mẫu 01

Sử dụng cây hoặc đá sỏi để làm nền cho gần gũi với thiên nhiên mẫu 02

Sử dụng cây hoặc đá sỏi để làm nền cho gần gũi với thiên nhiên mẫu 02

Lưu ý khi thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh

Xét trên mặt bằng quy hoạch chi tiết nhà vệ sinh thì chắc chắn không thể hiện được hết tất cả mọi yếu tố. Chính vì thế ta có thể tham khảo và lưu ý thêm một vài điểm sau đây trước khi đi vào thiết kế và thi công.

  • Quan tâm đến kích thước của gạch lát nền: Kích thước gạch khá quan trọng trong việc tạo dựng sự hài hòa đối với tổng thể kiến trúc căn nhà. Nếu như nhà vệ sinh nhỏ thì bạn chỉ nên dùng gạch lát kích thước 20 x 20cm, với nhà tắm cỡ lớn thì chọn 25 x 25cm còn với nhà tắm rộng hơn thì có thể chọn kích thước 40 x 40cm.
  • Chống thấm cho nhà vệ sinh: Khu vực này thường xuyên là nơi bị ẩm ướt nên bạn cần quan tâm sát xao hơn đến việc chống thấm để cho nhà vệ sinh tăng tuổi thọ sử dụng.
  • Lưu ý về độ dốc của nền mặt cắt: Nhà vệ sinh phải thiết kế có độ dốc thoải để nhằm phục vụ công việc thoát nước tốt và hạn chế trường hợp nước bị tràn ra nền. Theo đó độ dốc lý tưởng nhất sẽ theo tỷ lệ 1m² khoảng 1.5 – 2cm. Còn phòng có diện tích nhỏ thì độ dốc nhỏ hơn để phù hợp.
  • Lựa chọn mua các thiết bị vệ sinh chất lượng: Để quá trình sử dụng được bền lâu và không phải bảo hành hay sửa chữa thì bạn nên chọn mua các thiết bị vệ sinh của những thương hiệu lớn, có uy tín trên thị trường nhé!

Đây là bài tổng hợp về những bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh đẹp và chất lượng dùng cho dân dụng mà hutbephot94 đã nghiên cứu và đúc kết được. Hy vọng rằng bài viết đã giúp ích cho bạn trong công việc thiết kế mặt bằng chi tiết. Nếu cần thêm thông tin hoặc cần giải đáp và tư vấn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0886 11 33 22 nhé!

Vũ Chí Thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Contact Me on Zalo