Lưu ngay thông tin về cấu tạo sàn nhà vệ sinh thông dụng hiện nay

Nhà vệ sinh là công trình không thể thiếu đối với bất kỳ công trình thi công nhà dân dụng, quán cafe, biệt thự, nhà hàng,… nào. Trong đó, sàn nhà là nơi thường xuyên bị ẩm ướt do phải tiếp xúc trực tiếp với nước và các loại chất lỏng khác. Vì vậy, việc hiểu cấu tạo sàn nhà vệ sinh và thiết kế sàn nhà vệ sinh chống thấm nước là vô cùng cần thiết.

Chi tiết cấu tạo sàn nhà vệ sinh

Chống thấm nước tốt là yếu tố hàng đầu trong việc thiết kế và thi công sàn nhà vệ sinh để đảm bảo trong quá trình sử dụng không làm ảnh hưởng đến các vật liệu, đường ống và các công trình khác. Việc lựa chọn vật liệu thi công và kỹ thuật khi thi công cần phải hết sức cẩn thận và chi tiết để hoàn thiện sàn nhà vệ sinh như mong muốn.

Cấu tạo sàn nhà vệ sinh thường được chia thành 2 loại sau:

Sàn nhà vệ sinh toàn khối

Sàn nhà vệ sinh toàn khối có cấu tạo bao gồm 4 lớp: lớp áo sàn (mặt sàn), lớp tạo dốc, lớp chịu tác động lực và lớp trần cho sàn.

  • Lớp áo sàn (mặt sàn): đây là lớp trên cùng của sàn nhà vệ sinh và thường được làm từ các vật liệu có khả năng chống thấm nước tốt như gạch (nên chọn loại gạch chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là các gia đình có người già và trẻ nhỏ), xi măng, gốm men sứ,… Đây là lớp có vai trò vô cùng quan trọng, vì thế, khi thực hiện thi công lớp mặt sàn, nhiều gia đình đã pha trộn thêm các chất phụ gia như hỗn hợp silicat, nhôm sunfat,… để tăng thêm khả năng chống thấm cho sàn nhà vệ sinh. Lớp mặt sàn có tác dụng giúp sàn nhà vệ sinh dễ vệ sinh, dọn rửa hơn và bảo vệ lớp tạo dốc bên dưới. Vì là lớp nền cuối cùng của sàn nên lớp mặt sàn thường được thiết kế thấp hơn mặt nền từ 5-10cm nhằm hạn chế tình trạng nước tràn từ vệ sinh sang các khu vực khác.
  • Lớp tạo độ dốc sàn nhà vệ sinh: Lớp này thường được làm bằng bê tông than xỉ với độ dốc tiêu chuẩn từ 1 đến 1.5% hướng về miệng thu nước. Lớp tạo dốc có vai trò giúp nước khi trôi xuống sẽ trôi vào hệ thống thoát nước mà không bị trôi ra khỏi nhà vệ sinh và gây ứ đọng trong quá trình sử dụng.
  • Lớp chịu lực: đóng vai trò là phần chịu lực chính của toàn bộ công trình nhà vệ sinh. Vì thế, lớp này thường được làm bằng bê tông cốt thép mác 200, có độ dày từ 80 đến 100mm và được đổ tại chỗ. Thợ thi công cần đảm bảo lớp chịu lực có khả năng chống nước tốt nên thường phải be nền lên cao từ 150 đến 200mm ở chỗ mặt sàn tiếp giáp với tường và các đường ống kỹ thuật.
  • Lớp trần cho sàn: có tác dụng bảo vệ cho lớp chịu lực ở trên. Lớp trần này thường được làm bằng xi măng mác 75 với độ dày 10mm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại vật liệu khác để làm lớp trần sàn đối với những trần sàn phẳng có nhu cầu che các đường ống kỹ thuật. Để hạn chế tình trạng nước thấm lên tường nhà vệ sinh và các phòng bên cạnh, bạn có thể đổ thêm gờ chống thấm nước bằng bê tông liền với lớp chịu lực có độ dày 40mm và độ cao 200mm. Ngoài ra, bạn có thể ngâm nước xi măng cho lớp chịu lực nếu muốn hạn chế nước thấm xuống các tầng dưới hoặc sử dụng các loại keo, sơn chống thấm nước.

Sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Về cơ bản, cấu tạo của sàn nhà vệ sinh lắp ghép khá giống với sàn nhà vệ sinh toàn khối. Tuy nhiên, ở lớp chịu lực, nếu như sàn nhà vệ sinh toàn khối đổ bê tông cốt thép thì sàn nhà vệ sinh lắp ghép sử dụng tấm đan bê tông cốt thép hoặc các tấm panen chữ U được gia công thêm bê tông cốt thép chống thấm dày đã được ngâm nước xi măng. Khi sử dụng loại sàn này, thợ thi công thường để lưới thép ăn sâu vào trong tường và thiết kế cao hơn mặt sàn từ 150 đến 200mm để hạn chế quá trình thấm nước.

Hiện nay, loại sàn này ít được sử dụng do quá trình đổ sàn nhà vệ sinh khá phức tạp và tốn kém chi phí hơn so với sàn nhà vệ sinh toàn khối.

cau tao san nha ve sinh 2
Bản vẽ cấu tạo sàn nhà vệ sinh lắp ghép

Nên lựa chọn sàn nhà vệ sinh âm hay dương?

Sàn nhà vệ sinh dương

Ưu điểm:

  • Dễ dàng thi công và sửa chữa nếu có vấn đề xảy ra
  • Tiết kiệm vật tư nâng nền do không phải âm xuống đồng thời giảm chi phí đầu tư do giảm tải trọng lớp nâng nền.
  • Phù hợp với các công trình nhà ở khu chung cư.

Nhược điểm:

  • Khi sử dụng sẽ nghe thấy tiếng nước chảy.
  • Đòi hỏi kỹ thuật thi công phải chuẩn nếu không sàn sẽ bị cấn nền khi tạo dốc về phễu thu, đặc biệt là khu vực có tắm vòi hoa sen.
  • Việc lắp đặt đường ống dưới trần gây mất thẩm mỹ và tốn kém thêm chi phí để làm thạch cao cho trần tầng dưới.
  • Dễ gây tràn nước khiến sàn nhà bị ẩm ướt và mất vệ sinh.

Sàn âm nhà vệ sinh

Ưu điểm:

  • Khi sử dụng không nghe thấy tiếng nước chảy.
  • Dễ dàng tạo được độ dốc phù hợp cho ống thoát nước, nhất là khu vực có gắn vòi hoa sen.
  • Có thể giấu đường ống ở dưới nền, nhờ vậy nâng cao được tính thẩm mỹ.
  • Hạn chế tối đa tình trạng nước tràn ra ngoài nhà vệ sinh.
  • Đỡ tốn chi phí nhờ việc có thể sử dụng đáy sàn làm trần.
  • Phù hợp với các công trình nhà ở có ít tầng.

Nhược điểm:

  • Khó lắp đặt, thi công và sửa chữa khi có vấn đề xảy ra, đòi hỏi phải thi công thật kỹ.
  • Tốn thêm nhiều chi phí do tăng vật liệu nâng cốt sàn.
  • Nếu không đóng trần sẽ rất khó chống thấm cho nhà vệ sinh, từ đó gây khó khăn cho việc lắp đặt đèn trang trí.
  • Góp phần làm tăng tải trọng tác dụng xuống dầm cột móng.
cau tao san nha ve sinh 3
Với mỗi loại sàn nhà vệ sinh sẽ có các ưu, nhược điểm khác nhau

Một số yêu cầu khi thiết kế sàn nhà vệ sinh

  • Chọn lựa loại gạch măng có khả năng chống trơn trượt tốt, nên đến thẳng cửa hàng để lựa chọn trực tiếp.
  • Thực hiện đúng và đủ các yêu cầu về kỹ thuật, quy trình thực hiện.
  • Đảm bảo các vật liệu thi công chống thấm phải đạt chất lượng chuẩn chỉnh.
  • Khi thực hiện quá trình chống thấm không được vội vàng mà phải thực hiện từng bước một, tuyệt đối không để vật liệu chống thấm chưa khô.
  • Sàn nhà vệ sinh sau khi thi công phải đảm bảo không thấm nước và thấm sang các phòng bên cạnh.
  • Đảm bảo thợ thi công đã trám trét cẩn thận tất cả các kẽ hở trong quá trình thực hiện.
  • Các yêu cầu về độ dốc tối thiểu và hệ thống thoát nước dưới sàn phải được đảm bảo hiệu quả để tránh làm đọng nước và nghẹt cống dẫn đến tình trạng tràn nước.
  • Nên làm mặt sàn nhà vệ sinh thấp hơn mặt sàn nhà nhà để tránh tình trạng nước tràn sang các khu vực khác.
cau tao san nha ve sinh 1
Khi thi công sàn nhà vệ sinh cần đảm bảo thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật

Nhà vệ sinh góp phần không nhỏ trong việc tạo ra một công trình xây dựng chất lượng và hoàn hảo. Vì vậy, việc nắm bắt rõ về cấu tạo sàn nhà vệ sinh cũng như các yêu cầu kỹ thuật cần thiết là điều vô cùng quan trọng. Mong rằng các thông tin Hutbephot94 gửi đến bạn có thể giúp bạn có thêm các kiến thức hữu ích về việc xây dựng nhà vệ sinh cho căn nhà của bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Hutbephot94 qua hotline 0886.11.33.22 để được chúng tôi giải đáp.

Vũ Chí Thức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Contact Me on Zalo